Hóa giải nghiệp đời trước trong đạo phật

Chia sẻ :

Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.

Chia sẻ :
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.

Nếu mang bệnh mà do nghiệp nhân mới sanh ra thì dùng thuốc điều trị sẽ hết. Còn bệnh mà do nghiệp nhân cũ sanh thì điều trị khó lành. Chỉ nhờ nơi pháp của Phật mới hóa giải được. Chính yếu ở chỗ tu tập chánh niệm (niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên). Niệm Phật thì có chư Phật mười phương, trong đó có Đức Phật A Mi Đà với 48 đại nguyện tiếp độ chúng sanh. Niệm Pháp thì tụng kinh là phổ thông hơn hết, ngoài ra còn có thể trì chú hoặc tham thiền…

Nếu mang bệnh mà do nghiệp nhân mới sanh ra thì dùng thuốc điều trị sẽ hết. Còn bệnh mà do nghiệp nhân cũ sanh thì điều trị khó lành. Chỉ nhờ nơi pháp của Phật mới hóa giải được.
Nếu mang bệnh mà do nghiệp nhân mới sanh ra thì dùng thuốc điều trị sẽ hết. Còn bệnh mà do nghiệp nhân cũ sanh thì điều trị khó lành. Chỉ nhờ nơi pháp của Phật mới hóa giải được.

Niệm Tăng thì niệm danh hiệu chư Bồ-tát và công hạnh của các Ngài.

 

Niệm Thí là pháp đứng đầu trong Lục độ, có bố thí mới trừ tham lam, bỏn xẻn, và làm duyên độ sanh dễ nhất. Niệm Giới là nhớ nghĩ và giữ gìn các giới luật mình đã thọ. Trong giới có ba tụ: Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tình giới. Nhiếp luật nghi thì dễ nhận diện, nhưng Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu tình thì phải phân biệt cho rõ ràng, bởi vì lợi mình, lợi người mới gọi là thiện, mà lợi người là lợi ích chúng sanh. Phần đông ở đây chưa ai đạt đến Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu tình mà chỉ ở Nhiếp luật nghi. Chỉ khi nào đạt được tam luân không tịch mới gọi là Nhiếp thiện pháp giới. Nghĩa là không thấy người giữ giới, không thấy giới để giữ, không thấy quả báo của việc giữ giới.

Niệm Thiên là luôn nhớ mười nghiệp lành (không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không nói lời ác, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời thêu dệt, không tham, không sân, không si). Có nghĩ nhớ thì mới thực hành. Nếu có được chánh niệm như thế thì những bệnh do nghiệp nhân đời trước gây ra có thể được tiêu trừ hoặc giảm bớt.

Chính yếu ở chỗ tu tập chánh niệm (niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên).
Chính yếu ở chỗ tu tập chánh niệm (niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên).

Nhớ lại lúc mới đến chùa Vạn Linh (núi Cấm) xin xuất gia, Hòa thượng khai sơn đã nói nghiệp nhân đời trước của tôi đã từng tu làm Hòa thượng, vì mắt hay nhìn con gái nên đời nay bị bệnh suốt đời. Xét lại không sai, tôi bị đau mắt từ lâu và rất nặng, chữa trị nhiều nơi cũng không khỏi. Đến năm 1988, gần như hết thấy được. Biết đây là do nghiệp nhân đời trước của mình gây nên, do vậy mà lúc nào nhất cử nhất động đều giữ gìn chánh niệm, luôn luôn niệm Phật, lúc rảnh thì tụng kinh.

Cơ bản thường tụng kinh A Mi Đà, kinh Kim Cang, kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện và phẩm Phương tiện trong kinh Pháp Hoa, mỗi ngày ít nhất là một biến các kinh trên, không dám bỏ sót. Nhờ đó mà tập quen thành tánh nên khởi niệm rất dễ, chỉ khi nào tiếp khách nói chuyện là không niệm được thôi. Do sự hành trì như thế, nên năm 2001 sau cuộc giải phẫu, mắt tôi đã sáng và thậm chí tốt hơn người bình thường ở tuổi đó. Cho đến nay (90 tuổi), tôi vẫn giữ vững thời khóa tu niệm không bỏ.

Nhân sự việc thầy Hoằng Nhuận qua đời vì bệnh xuất huyết não, tôi nhắc nhở mấy huynh đệ: Luôn nhớ vô thường mau chóng, tinh tấn tu hành, mỗi người phải tự lo cho mình, đừng để quả báo đến rồi đành chịu, theo nghiệp mà trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi.

Nguồn phatgiao.org.vn

Bài liên quan
Chia sẻ :
Chia sẻ :
Xem thêm

Tài liệu và sách 🞄 22/03/2023

Khi Hòa thượng khai thị, con rắn giống như nghe hiểu hết, khóa giảng kinh kết thúc, nó bò đi. Từ đó, mỗi lần chùa có khóa giảng, con rắn đều vào nghe pháp rất đúng ngày, khi nghe giảng đến “giới sát”, thì nó lộ vẻ đã rất hiểu và lãnh hội.

Tài liệu và sách 🞄 22/03/2023

Khi Hòa thượng khai thị, con rắn giống như nghe hiểu hết, khóa giảng kinh kết thúc, nó bò đi. Từ đó, mỗi lần chùa có khóa giảng, con rắn đều vào nghe pháp rất đúng ngày, khi nghe giảng đến “giới sát”, thì nó lộ vẻ đã rất hiểu và lãnh hội.

Tài liệu và sách 🞄 22/03/2023

Theo Minh Tường Ký: Thời nhà Đường có Dương Sư Thao là người làng Đông Dương – Huyện Lễ Tuyền – Ung Châu. Vào đầu thời Đường Trinh Quán nhậm chức Tư trúc giám. Sau vì việc chung nên chuyển đến nhậm chức Huyện úy huyện Lam Điền.

Tài liệu và sách 🞄 22/03/2023

Theo Minh Tường Ký: Thời nhà Đường có Dương Sư Thao là người làng Đông Dương – Huyện Lễ Tuyền – Ung Châu. Vào đầu thời Đường Trinh Quán nhậm chức Tư trúc giám. Sau vì việc chung nên chuyển đến nhậm chức Huyện úy huyện Lam Điền.

Giảng kinh 🞄 22/03/2023

Chánh Kiến là một khái niệm có phần hơi trừu tượng nhưng lại là một phần vô cùng quan trọng trong giáo lý của đạo Phật. Vậy tầm quan trọng của nó là như thế nào? Hãy cùng Thuyết Giảng Phật Pháp tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Giảng kinh 🞄 22/03/2023

Chánh Kiến là một khái niệm có phần hơi trừu tượng nhưng lại là một phần vô cùng quan trọng trong giáo lý của đạo Phật. Vậy tầm quan trọng của nó là như thế nào? Hãy cùng Thuyết Giảng Phật Pháp tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Giảng kinh 🞄 22/03/2023

Om Mani Padme Hum câu thần chú khá quen thuộc với nhiều người. Vậy câu thần chú này có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Giảng kinh 🞄 22/03/2023

Om Mani Padme Hum câu thần chú khá quen thuộc với nhiều người. Vậy câu thần chú này có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Giảng kinh 🞄 22/03/2023

12 nhân duyên là phần giáo lý quan trọng đã từng được Đức Phật đề cập đến khá nhiều trong các kinh Tây Tạng. Vậy phần giáo lý này có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Giảng kinh 🞄 22/03/2023

12 nhân duyên là phần giáo lý quan trọng đã từng được Đức Phật đề cập đến khá nhiều trong các kinh Tây Tạng. Vậy phần giáo lý này có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Giảng kinh 🞄 22/03/2023

Kinh Pháp Chuyển Luân là bài giảng đầu tiên được được Đức Phật giảng cho anh em Kiều Trân Như dưới gốc cây Bồ Đề sau khi ngài được giác ngộ. Đây cũng được xem như bài kinh quan trọng nhất mà người Phật tử nào cũng phải biết.

Giảng kinh 🞄 22/03/2023

Kinh Pháp Chuyển Luân là bài giảng đầu tiên được được Đức Phật giảng cho anh em Kiều Trân Như dưới gốc cây Bồ Đề sau khi ngài được giác ngộ. Đây cũng được xem như bài kinh quan trọng nhất mà người Phật tử nào cũng phải biết.