Giới thiệu về chùa Phương Đàn

Chia sẻ :

Chùa Phương Đàn, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam có hiệu là Chân Minh Tự. Chùa được xây dựng từ thời kỳ nhà Trần. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

24/03/2023

Chia sẻ :
Chùa Phương Đàn, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam có hiệu là Chân Minh Tự. Chùa được xây dựng từ thời kỳ nhà Trần. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Lịch sử chùa Phương Đàn ( Chân Minh Tự )

Làng Phương Đàn theo thần phả vẫn còn lưu giữ tại Đình làng, đã có cách đây hàng ngàn năm, buổi đầu làng được gọi với cái tên là Ấp Đường Giang.

Trải qua biết bao nhiêu biến cố thăng trầm lịch sử của dân tộc. Ấp Đường Giang năm xưa, làng Phương Đàn ngày nay vẫn tồn tại, ngày càng phát triển và không ngừng đổi mới.

Theo cuốn lịch sử di tích chùa Phương Đàn của bảo tàng tỉnh Hà Nam. Các di vật, vật liệu kiến trúc, hiện lưu giữ tại chùa, thì chùa Phương Đàn được xây dựng từ thời kỳ nhà Trần.

Trải qua bao biến cố thăng trầm lịch sử của dân tộc và bao cuộc chiến tranh tàn phá khốc liệt, với ý thức trân trọng gìn giữ di sản văn hóa tâm linh của cha ông để lại, nhân dân trong làng cùng nhà chùa đã thường xuyên hưng công tu bổ, tôn tạo khu vực nội tự, mở rộng cảnh quan để chùa làng ngày một khang trang, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, thâm nghiêm chốn cửa thiềm.

Cổng chùa làng Phương Đàn
Cổng chùa làng Phương Đàn

Chùa Phương Đàn gắn liền với lịch sử cộng đồng dân cư, nơi ghi dấu ấn những sự kiện cách mạng lịch sử. Đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tại chùa đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của địa phượng:

  • Là địa điểm học tập, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể trong làng.
  • Là nơi đặt trạm chỉ huy của trung đoàn 60 và đặt kho bạc của quân khu III phục vụ kháng chiến.
  • Là nơi “Luyện quân, lập công” của thiếu tướng Hoàng Sâm.

Dấu ấn trụ trì Thích Thanh Yết

Đặc biệt nơi đây ghi dấu ấn sự đóng góp của sư thày Thích Thanh Yết trụ trì chùa Phương Đàn giai đoạn 1940-1952.

Ngày 19 tháng 12 năm 1946 Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi Sư Thày đã đặt “Hũ gạo cứu đói” và mở lớp “Bình dân học vụ” trên chùa để xóa giặc đói, giặc dốt.

Thực hiện phong trào “Tiêu thổ kháng chiến”, sư thày đã cho giải hạ 5 gian Tam quan lấy gỗ làm hầm bí mật ngay dưới ban thờ Đức Ông để che dấu cán bộ và chiến sỹ nằm vùng  hoạt động cách mạng.

Sư thày Thích Thanh Yết là một Đảng viên trung kiên, thường xuyên nuôi dấu cán bộ và tích cực đóng góp trong các phong trào cách mạng của địa phương. Do bị kẻ gian chỉ điểm, địch đã bao vây, lùng sục nhà chùa, chúng đã bắt giữ, giam cầm, tra tấn Sư Thày tại bốt Quang Thừa ( ngày nay là thôn Quang Thừa, xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng). Chúng ra sức dụ dỗ, mua chuộc, nhưng với ý chí kiên trung, bất khuất của người Đảng viên, Sư Thày quyết không khai nửa lời mặc dù bị địch tra tấn hết sức dã man, xong Sư Thày với khí tiết của người cộng sản, vẫn giữ bí mật đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ cơ sở Đảng. Không khai thác được gì cho đến ngày 22 tháng 9 năm 1952 chúng đã hèn hạ sát hại Sư thày tại chân núi Lẻ bốt Quang Thừa.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Chùa Phương Đàn là cơ sở hoạt động cách mạng, cùng với những đóng góp, cống hiến và hy sinh của Sư Thày Thích Thanh Yết và những kiến trúc hiện tại, chùa Phương Đàn được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử & Kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh năm 2022.

Thượng tọa Thích Thanh Yên - Trụ trì chùa Phương Đàn & nhân dân quyết tâm tôn tạo chùa làng

Trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh, đời sống vật chất và văn hóa trong đời sống nhân dân cả nước nói chung và thôn Phương đàn nói riêng không ngừng được nâng cao. Ngôi chùa làng đã thật sự là nơi tu tâm dưỡng tính, nương tựa tâm linh của người dân quê, hiền hòa chất phát nơi quê nhà.

Ngôi Chùa làng được xây dựng cách đây hơn 30 năm, vật liệu xây dựng lúc đó là gạch, đá, vôi, cát. Hiện nay ngôi chùa bị xuống cấp rất nghiêm trọng. Cán bộ, nhân dân và nhà chùa có hướng tôn tạo lại ngôi chùa. Cổ nhân dạy rằng “Cấy lúa 3 mùa, làm chùa 3 năm”.

Hiện tại nhân dân trong thôn chủ yếu sống bằng nghề nông. Mức thu nhập bình quân theo đầu người còn thấp. Tỷ lệ người giầu ít. Doanh nhân thành đạt như lá mùa thu. Nhưng cán bộ, nhân dân và nhà chùa, quyết tâm, đoàn kết, chung tay, tôn tạo ngôi chùa làng, tương lai sẽ xứng tầm với xu thế ngày nay.

Thượng tọa Thích Thanh Yên
Thượng tọa Thích Thanh Yên

Chùa Phương Đàn đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Sáng ngày 5/3/2023, tại Chùa Phương Đàn, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam long trọng tổ chức Đại Lễ đón Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Thượng tọa Thích Thanh Yên trụ trì Chùa Phương Đàn đón nhận bằng Di tích.
Thượng tọa Thích Thanh Yên trụ trì Chùa Phương Đàn đón nhận bằng Di tích.

Được sự chấp thuận của chính quyền địa phương, sáng ngày 05/03/2023 (tức ngày 14/02/Quý Mão), chùa Phương Đàn (Chân Minh Tự), xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh.

Về dự và chúc mừng Đại lễ có: Ông Đỗ Hồng Hà, Phó Giám đốc Sở Nội vụ; Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó phòng Văn hóa huyện Kim Bảng; Ông Lê Văn Thưởng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Lê Hồ cùng đông đảo Nhân dân địa phương và du khách thập phương. Thượng Toạ Thích Thiện Hưởng, Uỷ viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường Trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Nam làm trưởng đoàn đại biểu Tăng, Ni trên địa bàn tỉnh cũng đến dự và chúc mừng đại lễ.

Các nhà hảo tâm công đức chung tay cùng Thượng Toạ trụ trì để khởi điểm tôn tạo làm điểm tựa tâm linh phục vụ tín ngưỡng cho nhân dân.
Các nhà hảo tâm công đức chung tay cùng Thượng Toạ trụ trì để khởi điểm tôn tạo làm điểm tựa tâm linh phục vụ tín ngưỡng cho nhân dân.

Phát biểu tại buổi lễ, Ông Lê Văn Thưởng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Lê Hồ tôn vinh những giá trị lịch sử, văn hóa của chùa Phương Đàn và những đóng góp của nhà sư Thích Thanh Yết (trụ trì chùa giai đoạn 1940-1952) và Nhân dân địa phương trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa đó. Đại diện cho cấp ủy, chính quyền địa phương, ông Lê Văn Thưởng trao tặng Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh cho Thượng tọa Thích Thanh Yên - trụ trì chùa Phương Đàn.

Cũng nhân sự kiện này, ông Đỗ Hồng Hà, Phó Giám đốc Sở Nội vụ có lẵng hoa tươi thắm cùng lời chúc mừng gửi đến trụ trì và toàn thể phật tử, Nhân dân xã Lê Hồ.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử của chùa Phương Đàn:

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 1

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 2

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 3

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 4

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 5

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 6

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 7

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 8

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 9

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 10

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 11

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 12

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 13

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 14

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 15

chùa Phương Đàn đón nhận bằng di tích lịch sử 1

Chia sẻ :
Chia sẻ :