Giá Trị Của Đạo Phật

Chia sẻ :

Trong Đạo Phật, người ta có thể tìm thấy: Không những sự phân tích về đời sống con người một cách tỉ mỉ từ những hiện tượng khổ, nguyên nhân khổ, khổ do đâu? Đâu là con đưòng tìm đến sự an vui? Mà người ta còn có thể tìm thấy sự “phân tích tâm lý” độc nhất vô nhị về những tâm lý con người trong “Duy Thức Học”.

21/03/2023

Chia sẻ :
Trong Đạo Phật, người ta có thể tìm thấy: Không những sự phân tích về đời sống con người một cách tỉ mỉ từ những hiện tượng khổ, nguyên nhân khổ, khổ do đâu? Đâu là con đưòng tìm đến sự an vui? Mà người ta còn có thể tìm thấy sự “phân tích tâm lý” độc nhất vô nhị về những tâm lý con người trong “Duy Thức Học”.

Trong Đạo Phật, người ta có thể tìm thấy: Không những sự phân tích về đời sống con người một cách tỉ mỉ từ những hiện tượng khổ, nguyên nhân khổ, khổ do đâu? Đâu là con đưòng tìm đến sự an vui? Mà người ta còn có thể tìm thấy sự “phân tích tâm lý” độc nhất vô nhị về những tâm lý con người trong “Duy Thức Học”.

Vì Đạo Phật không phát xuất, và cũng không dựa vào một câu chuyện thần thoại nào để khởi sinh, cho nên chúng ta muốn tìm hiểu hay nghiên cứu về Đạo Phật thì chúng ta cũng cần chú trọng đến tính chất “lý trí” của nó. Đức Phật nhiều lần cảnh báo với người tiếp cận, tin theo hay hành trì nên hiểu đây là một con đường hành trì hướng dẫn đến sự giải thoát cho chính mình trong vòng sinh tử luân hồi của lục đạo, chứ không phải chỉ để tin.

Ảnh minh họa

Theo như chúng ta biết Đức Phật chỉ là một con người bình thường, được sinh ra từ trong hoàng cung, có một đời sống sung sướng. Nhưng vì “Duyên” nên Ngài đã từ bỏ những điều kiện ưu đãi ấy, để đi tìm con đường đạo mà Ngài suy tư ngay từ thuở thiếu thời. Ngài từng tìm đến học hỏi cùng với những vị thầy có tiếng lúc đó như Alarama Kalama, Uddaka Ramaputta. Nhưng Ngài vẫn chưa thỏa mãn với những điều đã chứng ngộ được qua sự theo học với các bậc thầy ấy. Do vậy, Ngài đành đi đến thị trấn Uruvela của xứ Senani để tham thiền nhập định trong sáu năm khổ hạnh, tại một khu rừng cùng với nhóm anh em Kiều Trần Như. Với thời gian dài như thế, Ngài vẫn chưa tìm thấy đạo mà thân Ngài càng tiều tụy, kiệt sức; cho nên quan niệm Ngài có thay đổi bằng con đường trung đạo; con đường không khổ hạnh mà cũng không lợi dưỡng, vừa đủ để nuôi thân xác mà dưỡng tinh thần. Cuối cùng với sự quyết tâm mãnh liệt Ngài đã chứng ngộ sau 49 ngày thiền định dưới cội Bồ Đề.

Sự chứng ngộ của Ngài không từ trên trời xuống, không từ một câu chuyện thần thoại nào có trước, hoặc khởi nguồn từ một tôn giáo khác; mà là kết quả từ sự suy niệm của tri giác, của lý trí, hay trí khôn của con người. Ngài suy niệm về cuộc đời: Cuộc đời nhiều khổ! Tại sao lại khổ? Làm sao để tránh khổ? Có con đường thoát khổ hay không? Muốn thoát khổ phải như thế nào? Thoát khổ sẽ về đâu? Đó là khởi nguồn của những chân lý tối thượng: Tứ Diệu Đế hay còn gọi là Tứ thánh Đế! Chắc chắn không một ai trong cuộc đời này hay bất cứ một tín đồ của tôn giáo, hoặc một giáo chủ hay giới chức cao cấp của tôn giáo nào khác mà có thể phủ bác những điều ấy, nhất là sinh, lão, bệnh, tử. Nếu cuộc đời không khổ tại sao con người lại tìm đến tôn giáo, nương tựa vào đó để lấy đó làm chỗ an ủi tinh thần cho mình trong lúc đau khổ? Nhưng, tôn giáo nào thực sự là cứu tinh, là để cứu rỗi cho chính mình hay người khác, đó mới là quan trọng mà chúng ta cần phải suy ngẫm và tìm hiểu thật nhiều, thật chính chắn để đi vào con đường đúng!

Có nhiều người, ngay cả những nhà nghiên cứu, không hiểu vì lầm lẫn, hay cố tình gán ghép những kiến thức ở các tôn giáo khác để làm nền tảng bắt đầu cho những giáo lý của đạo Phật. Chúng tôi thì không nghĩ vậy! Nếu chúng ta chú tâm kỹ hơn, thì những chiêm nghiệm của Đức Phật trong khi tìm được con đường đạo cho chính Ngài, là chính những chiêm nghiệm của một con người bình thường. Và, nếu những ai cũng biết chiêm nghiệm, chiêm nghiệm đúng hướng thì sẽ đi về chung một điểm, một cứu cánh tối hậu: Cứu cánh đó sẽ như nhau hoặc là giống nhau. Nếu không, Đức Phật đã chẳng bao giờ thuyết đến câu “Ta là Phật đã thành và chúng sinh là Phật sẽ thành”! Tất Đạt Đa đã đi từ con người như bao nhiêu con người khác: Cũng với thân xác, cũng với tri giác, lý trí, trí khôn bình thường mà Ngài đã đạt đến mức độ như vậy, thì người khác tất cũng phải được như vậy, không sai khác. Nhưng, điều quan trọng là họ có đi hay không? Nếu muốn đi thì tự họ phải đi, họ phải chính mình hành trì về mục tiêu chân lý đó: “Tự thấp đuốc lên mà đi”!

Vì sao Đức Phật nói: “Tự thấp đuốc lên mà đi”? Đức Phật sau khi thành đạo, chứng nghiệm rằng: Mỗi chúng sinh đều có những “tạo nghiệp”, từ những nghiệp ấy mà “tâm” sẽ thể hiện, biến hiện thành những cảnh vui sướng, cảnh địa ngục, cảnh đau khổ hay sinh vào những cảnh tương ứng với nghiệp đã tạo ra trong quá khứ. Họ chỉ thoát khỏi mọi cảnh biến hiện khi nào họ không còn nghiệp nào nữa. Do đó, Ngài thấy chỉ có chúng sinh đó mới giải thoát cho chính họ mà thôi! Ngài không thể cứu họ thoát khỏi nhân quả ấy, mà chỉ trợ giúp, giúp hoặc chỉ con đường cho họ đi đúng hướng. Cuộc đời con người như trong một bể khổ mênh mông, với đầy dẫy những tranh giành, chém giết, hận thù; mà những chúng sinh lặn hụp trong đó như những con người đang đi trong đêm tối với nhiều u mê, mê muội. Cho nên, khi đã hiểu được rồi thì tự họ đốt cho mình ngọn đuốc để tự mình soi đường cho chính mình, nương theo con đường mà Đức Phật đã tìm ra trong khi tìm đạo, để mà đi đến “nơi chốn sau cùng”. Ai nói Đức Phật không có phép tắc, thần thông? Người nào đó nếu nói Đức Phật không có thần thông và cho rằng Đức Phật không thể cứu rỗi chúng sinh là những người hãy còn thiếu sót trong nhận thức rất nhiều! Mục Kiền Liên chỉ chứng được Thiên Nhãn Thông đã thấy mẹ mình đang trong cõi ngạ quỷ; còn Đức Phật chứng được Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Tha Tâm Thông và cả Lậu Tận Thông thì tất nhiên có tri kiến hơn rất nhiều (Tri kiến Phật): Nếu không, thì Đức Phật đã không thể nói đến những cảnh giới, những thế giới, đến những điều, mà khoa học ngày nay cũng phải ngạc nhiên vì tính chính xác của nó. Và nếu Đức Phật không có những thần thông ấy thì cũng không có những Kinh điển của Đạo Phật, nếu ai không tin xin mời Quý vị “ghé mắt” vào các kinh điển để thấy được những điều đó. Nhưng chúng ta cũng cần nhớ lại rằng: Bao nhiêu kinh điển mà Đức Phật thuyết giảng trong hơn 45 năm hành đạo của mình chỉ là nắm lá trong tay, còn tri kiến Phật như lá ở trong rừng.

Thân Phật được tự tại vô ngại, không bị ngăn trở, biến khắp pháp giới hư không, có thể thu tam thiên đại thiên thế giới đem vào trên đầu ngọn lông, mà trong đó Đức Phật đang chuyển đại pháp luân và tất cả chúng sinh trong đó thấy như “không có sự thay đổi” nào cả!

“Còn ta (Phật) thì trái với vọng trần, hiệp với chơn tâm thường trụ bất sanh bất diệt, biến khắp cả pháp giới. Cho nên ta mới được tự tại vô ngại: Ở trong một hiện ra vô lượng, vô lượng hiệp làm một, trong nhỏ hiện lớn, trong lớn hiện nhỏ; không rời nơi đạo tràng mà hiện khắp cả mười phương thế giới. Thân ta bao trùm mười phương hư không vô tận. Trên đầu một mảy lông hiện ra các cõi nước; ngồi trong hạt bụi, mà chuyển đại pháp luân. Vì ta diệt hết vọng trần, trở lại với bản tâm thanh tịnh trong suốt, nên mới được như vậy”.         (Phật Học Phổ Thông VI-VII Kinh Lăng Nghiêm, HT. Thích Thiện Hoa, Thành Hội Phật Giáo TP. HCM ấn hành 1997, trang132-133).

Điều đó chắc nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật ngạc nhiên, và những người của các tôn giáo khác không thể ngờ được. Vì sao vậy? Tâm của con người khi đạt được đạo và thành Phật thì không còn bị “gò bó” hay bị nhốt trong cái túi “Tàng thức A Lại Da” nữa, mà hòa đồng khắp pháp giới hư không, chỉ biến hiện ở những nơi nào cần biến hiện, cho nên “Như Lai không từ đâu đến, mà cũng chẳng đi về đâu” (Kinh Kim Cang). Cảnh giới trong cõi Phật không còn vì tâm Phật đã hoàn toàn thanh tịnh; không nghiệp, không nhân thì lấy gì để biến hiện thành cảnh giới sướng vui, đau khổ. Tâm Phật bây giờ đã giống như tư tưởng: Khi tư tưởng nghĩ đến thế giới vô biên thì nó đã biến hiện khắp thế giới vô biên, khi nghĩ đến thế giới Ta Bà thì nó đã ở thế giới Ta Bà, khi nghĩ đến xứ Mỹ thì đã ở Mỹ... Có cảnh giới còn không ngăn trở được tâm của Phật, thì không cảnh giới lấy gì để ngăn ngại. Các Phật đều đồng một thể “giống như những ngọn đèn cùng được đốt sáng trong cùng căn phòng, cùng chiếu sáng căn phòng nhưng không lộn lạo với nhau”, tất cả có cùng cái chung, nhưng cũng có cái riêng: “Một là tất cả, tất cả là một” vậy!

Những ai cho rằng Đạo Phật không cứu rỗi thì chúng tôi e rằng họ chưa hiểu chính xác đó chăng? Nhưng sự cứu rỗi trong Đạo Phật không phải là phù phép của những vị Thầy bùa, Phù thủy; hay “nói để mà nói” nhằm hấp dẫn, lôi cuốn người khác mà không cần chứng minh. Hoặc như những tư tưởng của những người mà tâm thần có vấn đề! Với Tuệ Giác, Đức Phật thấy “nghiệp” của người nào đó đã gieo dù ở trong kiếp nào, thì cũng là nhân của những quả nhận trong mai sau. Trong Kinh Địa Tạng có ghi:

“Ngài Địa Tạng Bồ Tát nói với ngài Phổ Hiền Bồ Tát rằng: “Thưa Nhơn giả! Đó đều là do chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề làm những điều ác mà tùy nghiệp chiêu cảm ra những địa ngục như thế.

Nghiệp lực rất lớn, có thể sánh với núi Tu Di, có thể sâu dường biển cả, có thể ngăn đạo thánh.

Vì thế chúng sanh chớ khinh điều quấy nhỏ mà cho là không tội, sau khi chết đều có quả báo dầu đến mảy mún đều phải chịu lấy.

Chí thân như cha với con, mỗi người cũng theo nghiệp của mình mà đi khác đường, dầu cho có gặp nhau cũng chẳng bằng lòng chịu khổ cho nhau.

Nay tôi nương oai lực của Đức Phật mà nói sơ lược những sự tội báo nơi địa ngục. Trông mong Nhơn Giả tạm nghe lời đó”.        (Kinh Địa Tạng, HT. Thích Trí Tịnh dịch, Chùa Pháp Bảo Sydney ấn tống 1944, trang 80-81).

Và trong Kinh Lăng Nghiêm, sau khi được Đức Phật giảng, Ngài A Nan hiểu được rõ ràng và có than rằng:

“Con từ khi xuất gia theo Phật đến nay, vì ỷ lại là em của Phật, tin chắc sẽ nhờ oai thần Phật ban cho đạo quả, chẳng cần tu hành cực nhọc; không ngờ ai tu nấy chứng, không thể thay thế cho nhau được”.      (Phật Học Phổ Thông, HT. Thích Thiện Hoa, Thành Hội Phật Giáo TP.HCM ấn hành 1997, trang 36).

Chính vì thế mà dù Đức Phật có lắm thần thông cũng không cứu vớt nỗi những nghiệp lực của từng chúng sinh đã làm, mà Đức Phật chỉ giảng dạy, hướng dẫn con đường mà Ngài đã hành trì (để đi đến đạo quả) cho chúng sinh; và thành hay không là do sự nỗ lực, quyết tâm của chúng sinh ấy mà thôi! Do vậy, Đức Phật chỉ là một Đạo Sư!

Sự “Cứu rỗi” trong Đạo Phật là nhằm cho chúng sinh “hiểu” về chính con người của mình trong cuộc đời này (có nhiều đau khổ, cái khổ đến từ đâu? Làm sao để diệt khổ tìm về con đường an vui!); rồi từ cái hiểu ấy chúng sinh “biết” đến “con đường chuyển biến của mình trong vũ trụ, thế giới” mà mình phải đi qua (vòng luân hồi). Xong, chính họ chọn con đường tự “cứu rỗi lấy mình” như thế nào! Trong Kinh điển thường nói đến các cảnh giới thế gian, cõi Phật, những cõi khác (như trong “Kinh Thế Ký” của Kinh Trường A Hàm), ngoài những gì Đức Phật thuyết giảng cho đệ tử và những người khác. Sự thuyết giảng của Đức Phật được “nhất quán”, không hề bị mâu thuẫn về những chi tiết dù ở trong nhiều bộ kinh, điều đó chứng tỏ Đức Phật không hề “bịa đặt” trong giáo lý của mình (mà chúng ta khó có thể thấy điều ấy trong giáo lý của vài tôn giáo khác). Chính vì muốn chúng sinh hiểu được tường tận về những điều về mình, và để “tự” thực hiện con đường cứu rỗi mà Đức Phật đã thuyết giảng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Trong Kinh ấy, Đức Phật muốn chúng sinh được “Khai, thị, ngộ, nhập” vào những tri kiến mà Phật đã biết (tri kiến Phật), để từ đó chúng sinh chọn cho mình lối tu hành, thực hiện con đường cứu rỗi, và trở thành Phật trong cõi Thường, Lạc, Ngã, Tịnh ở tương lai không còn đau khổ, luân hồi. Ấy là cứu cánh của Đạo Vô Thượng Bồ Đề vậy!

Trong Đạo Phật, người ta có thể tìm thấy: Không những sự phân tích về đời sống con người một cách tỉ mỉ từ những hiện tượng khổ, nguyên nhân khổ, khổ do đâu? Đâu là con đưòng tìm đến sự an vui? Mà người ta còn có thể tìm thấy sự “phân tích tâm lý” độc nhất vô nhị về những tâm lý con người trong “Duy Thức Học”.

Duy Thức đã cho chúng ta biết từ các “căn” tiếp xúc với các “trần” rồi sinh ra các “thức”, và từ “thức”, “ý thức” mà những tâm lý khác nẩy sinh. Nhưng tâm lý học này lại đi xa hơn “Tâm lý học của triết Học”, Duy Thức còn có hai thức khác là “Mạt Na Thức” và “A Lại Da Thức”, với hai thức đó giải thích cho chúng ta vì sao con người tạo nghiệp và nghiệp được giữ lại ở đâu để rồi trong những kiếp luân hồi kế tiếp mà chúng sinh phải trả nghiệp như là một hệ “nhân quả”. Và khi tu hành đắc quả những thức ấy sẽ biến thành gì? (A-Lại-Da-Thức thành Đại Viên Cảnh Trí; Mạt-Na-Thức thành Bình Đẳng Tánh Trí; Ý Thức thành Diệu Quan Sát Trí; và Tiền Ngũ Thức thành Thành Sở Tác Trí). Quả là tư tưởng có một không hai, tư tưởng ấy rất thực tế, rất con người; chứ không là tư tưởng từ những câu chuyện thần thoại mơ hồ không đâu (Tin những điều mà mình không thấy, không được chứng minh!)

Giáo lý của Đạo Phật được khởi nguồn từ nền tảng “con người”, để nhận định về đời sống tràn đầy đau khổ trong thế gian. Với những suy tư, tư tưởng cùng lý trí, tuệ giác con người mà đã phát hiện được những phương pháp, con đường giải thoát. Sau khi thành đạo, chứng nghiệm, Đức Phật đúc kết giáo lý của Ngài để truyền giảng nhằm thu hút, giúp chúng sinh hiểu được để đi vào con đường “tự giải thoát cho mình” khỏi những nghiệp do chính mình tạo ra, vì “không ai thay thế cho ai được”! Cho nên “không ai có thể cứu rỗi cho người khác” cũng là điều mà chúng ta phải cần nhiều suy nghĩ! Và nhất là những điều mà Đức Phật thuyết ngày trước, càng ngày càng được những nhà khoa học tài danh xác nhận đúng với những gì mà họ đã khám phá ra trong lúc nghiên cứu, tìm tòi ở thời hiện tại! Nhưng những điều mà Đức Phật “thuyết” hãy còn nhiều và cũng cao xa biết đến bao giờ khoa học mới vươn tới hết? Viễn vọng kính tối tân còn đang chứng nghiệm con đường thấy của Thiên Nhãn Thông, rồi còn Tha Tâm Thông và nhất là Lậu Tận Thông, biết đến bao giờ? Nhưng con người vốn đã có “Tánh Phật” thì sẽ “thấy, nghe, hay, biết”, nhận định như Phật cũng chẳng khó khăn gì vì Phật là “Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” kia mà! Học trò nào muốn thi đỗ, thành danh cũng đều cần đến “lắm công phu”, phải không Quý vị?

 

ST

Chia sẻ :
Chia sẻ :
Xem thêm

Tâm linh và Phật pháp 🞄 21/03/2023

Trải qua hơn 20 thế kỷ, Phật giáo đóng vai trò trong nhiều lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đạo đức, hành vi, ứng xử của người Việt Nam. Thế kỷ 21 nền khoa học phát triển mạnh mẽ, đời sống vật chất thặng dư nhưng tâm lý con người luôn bị khủng hoảng, bế tắc, khổ đau và tuyệt vọng. Để giải quyết vấn đề căng thẳng tâm lý của con người hiện nay thì thiết lập một đời sống tâm linh theo Phật giáo.

Tâm linh và Phật pháp 🞄 21/03/2023

Trải qua hơn 20 thế kỷ, Phật giáo đóng vai trò trong nhiều lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đạo đức, hành vi, ứng xử của người Việt Nam. Thế kỷ 21 nền khoa học phát triển mạnh mẽ, đời sống vật chất thặng dư nhưng tâm lý con người luôn bị khủng hoảng, bế tắc, khổ đau và tuyệt vọng. Để giải quyết vấn đề căng thẳng tâm lý của con người hiện nay thì thiết lập một đời sống tâm linh theo Phật giáo.

Phật pháp nâng cao 🞄 21/03/2023

Nâng cao chất lượng trong các hình thức sinh hoạt cũng chính là phương thức tăng trưởng niềm tin, trí tuệ cho Phật tử để làm cho đạo Phật ngày càng lan tỏa, vững mạnh.

Phật pháp nâng cao 🞄 21/03/2023

Nâng cao chất lượng trong các hình thức sinh hoạt cũng chính là phương thức tăng trưởng niềm tin, trí tuệ cho Phật tử để làm cho đạo Phật ngày càng lan tỏa, vững mạnh.

Phật pháp cho người mới băt đầu 🞄 21/03/2023

Đạo Phật với tâm niệm từ bi, với thái độ cởi mở, với ý nguyện độ sinh có thể có đủ phong độ và điều kiện để đứng ra cùng với những tư trào trọng đại nhất của kho tàng tri thức nhân loại hiện đại, chủ xướng và lãnh đạo cho cuộc tổng hợp vĩ đại đó của văn hóa nhân loại.

Phật pháp cho người mới băt đầu 🞄 21/03/2023

Đạo Phật với tâm niệm từ bi, với thái độ cởi mở, với ý nguyện độ sinh có thể có đủ phong độ và điều kiện để đứng ra cùng với những tư trào trọng đại nhất của kho tàng tri thức nhân loại hiện đại, chủ xướng và lãnh đạo cho cuộc tổng hợp vĩ đại đó của văn hóa nhân loại.